(0)

Ý nghĩa hình ảnh mặt trăng trong văn hóa phương Đông

21/07/2017

Ý nghĩa hình ảnh mặt trăng trong văn hóa phương Đông

  

Ý nghĩa hình ảnh mặt trăng trong văn hóa phương Đông

Mỗi người sinh ra từ lọt lòng đều biết đến mặt trăng qua lời hát ru của mẹ, qua những câu chuyện cổ tích,… Từ xa xưa, mặt trăng đã hiện diện trong đời sống nhân loại, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng, là đối tượng quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Những truyền thuyết về mặt trăng
     
            Có lẽ được biết đến nhiều nhất trong văn hóa chúng ta là câu chuyện Hằng Nga xuất phát từ Trung Quốc. Thực ra có nhiều truyền thuyết khác nhau về Hằng Nga nhưng câu chuyện nổi tiếng nhất va được xem là chính thống nhất là truyền thuyết “Hằng Nga và Hậu Nghệ”. Hằng Nga và Hậu Nghệ vốn là những vị thần sống ở thượng giới. Một hôm, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời làm cho mặt đất nóng bỏng, khô cằn. Ngọc Hoàng ra lệnh cho con mình không được tàn phá mặt đất. Can ngăn không thành, Ngọc Hoàng nhờ Hậu Nghệ cứu giúp. Hậu Nghệ với tài bắn cung của mình, ông dương cung bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai Ngọc Hoàng làm mặt trời. Thấy chín người con mình đã chết, Ngọc Hoàng tức giận tước đi sự bất tử của Hằng Nga – Hậu Nghệ, đày hai vợ chồng xuống hạ giới.

            Hằng Nga rất buồn vì mất đi sự bất tử. Thương vợ, Hậu Nghệ bèn lên đường, vượt qua bao gian khổ để tìm lại sự bất tử. Hậu Nghệ gặp Tây Vương Mẫu. Tây Vương mẫu cho Hậu Nghệ một viên thuốc thần nhưng dặn mỗi người chỉ cần nửa viên để trở nên bất tử.

            Hậu Nghệ bỏ viên thuốc trong một chiếc hộp và dặn vợ mình không được mở. Một hôm Hậu Nghệ đi vắng, Hằng Nga tò mò mở hộp và nhìn thấy viên thuốc ngay khi chồng về đến nhà. Sợ chồng phát hiện, Hằng Nga vô tình nuốt chửng viên thuốc. Vì thuốc quá mạnh, Hằng Nga lập tức bay lên trời. Hậu Nghệ không kịp giữ Hằng Nga lại và cứ thế, Hằng Nga bay mãi cho đến khi đến cung trăng.

Mặt trăng trong đời sống xã hội

Mặt trăng là đối tượng quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tiêu biểu là chiêm tinh học và thiên văn học. Người ta dựa vào chu kì mặt trăng quay quanh trái đất để tạo ra bộ lịch riêng (Âm lịch). Người châu Á sử dụng lịch này trong hoạt động tín ngưỡng, nông nghiệp,... Theo Âm lịch, những ngày đầu tháng và ngày rằm (ngày 15) là những ngày quan trọng trong tháng. Chùa chiền thường tổ chức lễ cúng bái vào những ngày này. Cách riêng những ngày rằm tháng giêng (Tết nguyên tiêu), rằm tháng bảy (lễ Vu Lan), rằm tháng tám (rằm Trung thu),… được tổ chức thành lễ hội lớn.

 

Mặt trăng là hình ảnh mang tính biểu tượng. Người ta có thể gặp biểu tượng mặt trăng trong nhiều dạng kiến trúc của người châu Á như đền miếu, chùa, những ngôi mộ,… hay trong lễ hội của nhiều dân tộc, nền văn hóa. Mặt trời và mặt trăng là hai hình ảnh đi kèm với nhau biểu trưng cho sự cân bằng âm dương, các dạng tồn tại của năng lượng. Ngoài ra mặt trăng tượng trưng cho người phụ nữ, tình yêu, sự phục hồi, bóng đêm và nhiều thứ khác.

Ở nhiều quốc gia châu Á có tục thờ mặt trăng. Mặt trăng có ảnh hưởng trực tiếp đến thủy triều. Ngư dân dựa vào thủy triều phục vụ cho hoạt động đánh cá và di chuyển. Thủy triều có thể giúp cho hoạt động sinh hoạt thêm thuận lợi cũng như gây tai họa. Vì thế, nhiều nơi tôn thờ mặt trăng để thể hiện sự kính sợ đồng thời cầu mong sự bảo trợ của thần thánh.


           Tín ngưỡng tôn thờ mặt trăng thể hiện nổi bật nhất ở châu Á là “xứ sở hoa anh đào” – Nhật Bản. Cùng với thần mặt trời, thần gió bão, nữ thần mặt trăng là một trong ba vị thần lớn được tôn thờ nhất ở Nhật. Người Nhật có những niềm tin về sức mạnh ảnh hưởng của mặt trăng đến đời sống sản xuất, đánh bắt tương tự như những dân tộc châu Á khác. Họ còn tổ chức lễ hội riêng cho thần mặt trăng hai lần hằng năm. Vào những ngày này, người dân cúng tế, tổ chức nhiều hoạt động để bày tỏ lòng thành kính và gửi gắm nhiều ước nguyện.
 

Ngoài ra, những hiện tượng hiếm có liên quan đến mặt trăng cũng ảnh hưởng nhiều đến tín ngưỡng người châu Á: siêu trăng, nguyệt thực, trăng máu,… Có những lời tiên đoán, kinh thánh trong nhiều tôn giáo được đặt ra ở nhiều tôn giáo đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn.

Tết Trung thu

 

            Giữa tháng 8 là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Vào thời điểm này, người ta tổ chức Tết Trung thu. Tết Trung thu ở châu Á có nhiều tên gọi khác nhau: Chuseok ở Hàn Quốc, Otsukimi ở Nhật Bản,… Lễ hội này được tổ chức trùng vào mùa thu hoạch nên được coi như hội mùa. Mỗi quốc gia có nền văn hóa khác nhau có cách thức tổ chức lễ hội riêng nhưng hoạt động chính thường bao gồm những hoạt động tôn vinh mặt trăng, tạ ơn vì mùa màng bội thu, cầu nguyện với thần thánh cho những điều tốt đẹp và nhiều hoạt động lễ hội đặc trưng khác. Như Việt Nam, Trung Quốc hay một số quốc gia khác, Trung thu được tổ chức cách riêng cho trẻ em nên còn có tên gọi là tết Thiếu nhi.

 

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.