(0)

Lý giải những tên gọi khác của ngày Tết Trung Thu của người Việt

16/11/2024

Tết Trung Thu là ngày lễ nổi tiếng ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau. Vậy các tên gọi ấy cụ thể là gì và lý do vì sao có những tên gọi ấy, tìm hiểu ngay!

Tết Trung Thu là lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt, không chỉ có một mà còn có nhiều tên gọi khác nhau. Điều này phản ánh sự phong phú và đa dạng trong văn hoá người Việt vì mỗi tên gọi tuy khác nhau nhưng đều hướng đến ý nghĩa chung của lễ hội Trung Thu. Vậy cụ thể những tên gọi ấy gồm những gì, ý nghĩa ra sao, hãy cùng Bánh Trung Thu CQ Mart tìm hiểu qua bài viết sau. 

Những tên gọi khác của ngày Tết Trung Thu

Nếu như Tết Trung Thu là cái tên quá phổ biến vào mỗi dịp trăng rằm tháng 8 âm lịch thì ngày này còn có một số tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông Trăng, Tết Đoàn Viên,... Hãy cùng tìm hiểu những cái tên khác của lễ hội Trung Thu ngay sau đây:

Tết thiếu nhi

Tết Trung Thu là Tết Thiếu Nhi vì ngày này có rất nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ

Tương tự như ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06, ngày Tết Trung Thu cũng là dịp để trẻ nhỏ được thoải mái vui chơi với nhiều hoạt động ý nghĩa và thú vị. Cho đến hiện tại, Trung Thu vẫn đang được hưởng ứng bởi phần lớn trẻ em. Vào ngày này, trẻ nhỏ trên khắp cả nước sẽ được tham gia các tiết mục văn nghệ ca hát hoặc các trò chơi dân gian, xem múa lân, múa rồng,... những tiết mục thật hoành tráng ở khắp các con phố và các trung tâm văn hoá thiếu nhi. 

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng được người lớn mua cho những chiếc lồng đèn với nhiều kiểu dáng từ truyền thống đến hiện đại. Các bé còn được hoà mình vào dòng người đông đúc để xem thả hoa đăng hoặc chỉ đơn giản là tập trung các bạn nhỏ khác trong xóm chơi các trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy lò cò,... Vì vậy, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Thiếu Nhi là lẽ đó. 

Tết đoàn viên

Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên vì ngày này các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy bên nhau

Một tên gọi khác của Tết Trung Thu thường xuyên được nhắc đến đó là Tết Đoàn Viên. Sở dĩ có cái tên này là vì vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quay về và quây quần bên nhau để tận hưởng không khí yên bình của đêm trăng rằm. Các thành viên trong gia đình gồm ông bà, bố mẹ, anh chị em sẽ quây quần cũng mâm cỗ đầy bánh trái cùng tiếng vui đùa của trẻ nhỏ. 

Không có gì quý hơn những khoảnh khắc sum họp bên gia đình và được nhìn thấy những đứa trẻ nô đùa cùng chiếc lồng đèn làm khơi gợi những ký ức tuổi thơ. Vì vậy, cái tên Tết Đoàn Viên của lễ hội Trung Thu cũng bắt nguồn từ đây. 

Tết trông trăng

Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Trông Trăng vì đây là thời điểm trăng sáng tỏ và tròn vành vạch

Cái tên “Tết Trông Trăng” thường rất ít được sử dụng ở các thành phố lớn vì từ này sẽ mô tả hoạt động ngắm trăng ở những vùng quê, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể thấy ánh trăng sáng tỏ. Sở dĩ Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Trông Trăng là vì theo phong tục dân gian, vào ngày này, nhiều gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cỗ với nhiều loại trái cây với nhiều hình dáng đẹp mắt. Đặc biệt, điều quan trọng nhất không thể thiếu là những chiếc bánh trung thu. 

Đêm rằm tháng 8 âm lịch là thời gian trăng tròn và sáng nhất trong năm nên các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, trò chuyện và phá cỗ. Vì vậy, Tết Trông Trăng là tên gọi khác của Tết Trung Thu là từ đây. 

Tết hoa đăng

Tết Trung Thu còn có tên khác là Tết Hoa Đăng nhưng đây là cái tên phổ biến ở Trung Quốc

Đây là cái tên khá phổ biến ở Trung Quốc vì vào ngày Tết Trung Thu, người dân thường tổ chức hoạt động thả hoa đăng. Vào thời gian này, người dân Trung Quốc không chỉ treo lồng đèn trước nhà mà còn thả một loại lồng đèn khác có hình dáng hoa đăng. Bên trong sẽ ghi ước nguyện cùng ngọn nến rồi sau đó sẽ thả trôi theo dòng nước. Bên cạnh đó, một số nơi họ sẽ không thả hoa đăng trên nước mà sẽ thả lên không trung cùng lời cầu nguyện. 

Tuy tên gọi Tết Hoa Đăng không quá phổ biến ở Việt Nam nhưng vẫn có một số địa phương vẫn tổ chức hoạt động thả hoa đăng trên mặt hồ hoặc sông nước. Đây chính là lý do Tết Trung thu còn có tên gọi khác là Tết Hoa Đăng. 

Một số phong tục vào ngày Tết Trung Thu

Để đón một cái Tết Trung Thu ấm áp bên gia đình, những phong tục truyền thống là điều không thể bỏ qua. Sau đây là một số phong tục phổ biến vào ngày Tết Trung Thu mà bạn không thể bỏ lỡ:

Một số hoạt động thường diễn ra vào ngày Tết Trung Thu

Cúng rằm Trung Thu

Vào ngày Tết Trung Thu, nhiều gia đình người Việt thường tổ chức cúng rằm để mong cầu may mắn và bình an cho gia đình. Mâm cỗ cúng rằm Trung Thu sẽ gồm có hoa quả, bánh trung thu và các món truyền thống khác thường dùng trong ngày này. 

Thưởng bánh Trung Thu 

Tết Trung Thu là dịp cả gia đình quây quần bên nhau và cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu truyền thống đặc trưng. Bánh trung thu mang biểu tượng của sự đoàn viên, thể hiện tình cảm gắn kết gia đình. 

Phá cỗ

Khi trăng lên cao, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau phá cỗ, tức là sẽ cùng nhau chia sẻ và thưởng thức mâm cỗ Trung Thu. Trên mâm thường có rất nhiều loại trái cây, bánh kẹo đủ loại để tạo nên không khí vui vẻ, ấm cúng. 

Rước đèn

Đây có lẽ là hoạt động yêu thích của trẻ nhỏ vào ngày Tết Trung Thu. Vào đêm Trung Thu, trẻ nhỏ sẽ được tham gia rước đèn với những chiếc lồng đèn nhiều hình dáng và màu sắc rực rỡ. Đây là hoạt động mang đến niềm vui và sự hào hứng cho trẻ nhỏ và làm cho ngày lễ thêm ý nghĩa. 

Vậy là Bánh Trung Thu CQ Mart đã giải đáp thắc mắc về những tên gọi khác của ngày Tết Trung Thu qua bài viết trên. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về những tên gọi cũng như ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội Trung Thu hằng năm.

Bánh Trung Thu CQ Mart

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.